BVTMĐ - TẦM SOÁT BỆNH LÝ THẬN
Tầm soát, phát hiện sớm bệnh lý thận, điều trị kịp thời và hiệu quả với chi phí hợp lý
TẦM SOÁT BỆNH LÝ THẬN
Thận là một cơ quan vô cùng quan trọng, giúp giữ cân bằng dịch trong cơ thể, loại bỏ các sản phẩm chuyển hóa, giải phóng các hormone cần thiết vào máu (EPO, Renin, hoạt hóa vitamin D…), giữ cân bằng khoáng chất để duy trì hoạt động bình thường của các cơ quan trong cơ thể.
Thông thường, vì thận có khả năng bù trừ tốt nên ở giai đoạn đầu suy thận, bệnh diễn tiến âm thầm, triệu chứng lâm sàng vô cùng kín đáo khiến người bệnh rất dễ bỏ qua. Đến khi xuất hiện triệu chứng thì suy thận đã ở giai đoạn trễ.
Người dân cần làm gì để bảo vệ thận?
- Uống nhiều nước lọc mỗi ngày (>2 lít) đặc biệt trên những người có sỏi đường tiết niệu, hoặc sống trong thời tiết nóng bức.
- Tránh tự ý sử dụng kháng sinh hoặc các loại thuốc giảm đau, kháng viêm.
- Không hút thuốc lá; thường xuyên tập thể dục, duy trì cân nặng lý tưởng và kiểm soát nồng độ đường, cholesterol máu.
- Thực hiện chế độ ăn giảm muối, giảm đạm, dầu mỡ.
- Khám tầm soát bệnh thận định kỳ mỗi 6 tháng một lần, riêng những đối tượng sau nên kiểm tra mỗi 3 tháng một lần:
+ Người bị đái tháo đường, tăng huyết áp; đang điều trị các bệnh lý về xương khớp: thoái hóa khớp, viêm đa khớp, gút…
+ Người mắc các bệnh về thận: sỏi đường tiết niệu, hội chứng thận hư, viêm cầu thận, bệnh lý nang thận, hẹp động mạch thận,…
+ Người bẩm sinh chỉ có một thận hoặc cắt một thận vì bệnh lý
+ Có người thân trong gia đình bị bệnh thận
+ Đang sử dụng thuốc dài ngày để điều trị các bệnh lý khác
Ngoài ra, khi xuất hiện những triệu chứng sau, người bệnh cần gặp bác sĩ chuyên khoa Nội – thận ngay để được tư vấn phòng ngừa, phát hiện bệnh và các nguy cơ mắc bệnh sớm, có phương pháp điều trị kịp thời, hiệu quả:
- Bất thường khi đi tiểu: tiểu đêm, tiểu gắt, tiểu buốc, tiểu máu,…
- Phù mi mắt, phù chân
- Da xanh, chóng mặt, buồn nôn
- Sốt kèm đau vùng hông lưng
Phù chân (ảnh minh họa)
Đau vùng hông lưng (ảnh minh họa)
Một số cận lâm sàng cần thực hiện để tầm soát bệnh lý thận:
Xét nghiệm:
- Công thức máu
- Ure, Creatinine
- Glucose
- Điện giải đồ
- Tổng phân tích nước tiểu
Chẩn đoán hình ảnh:
Chuyên sâu hơn:
- Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng
- Nội soi bàng quang